Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ lên tiếng vụ tàu Philippines bị tàu Trung Quốc phun vòi rồng
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Nồng ấm Tết cổ truyền dân tộc Khmer Chôl Chnăm Thmây
    Tin Thế Giới
Nga 'tố' Ukraine tấn công ngay trước Ngày Chiến thắng
    Tin Việt Nam
Đến năm 2030, Việt Nam có ít nhất 10 doanh nhân lọt vào danh sách tỷ phú đô la Mỹ thế giới
    Tin Cộng Đồng
Nắng nóng kỷ lục tại nhiều bang của Ấn Độ
    Tin Hoa Kỳ
Con trai út cao 2,01 m của ông Trump bước vào chính trường
    Văn Nghệ
Huế
    Điện Ảnh
Tổng thống Joe Biden trao huân chương cho Dương Tử Quỳnh tại Nhà Trắng
    Âm Nhạc
Westlife thông báo trở lại Việt Nam với 2 đêm diễn tại Hà Nội
    Văn Học
'Cần thực chất trong giáo dục để tạo ra những công dân trẻ có tư duy sáng tạo và phản biện'

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Tin Thế Giới
Mĩ muốn chặn đường TQ, ảnh hưởng của ASEAN ở Myanmar
Tờ Đa Chiều nói thẳng rằng “các quốc gia láng giềng” ở đây không ai khác đó là ám chỉ Trung Quốc.

 



Tổng thống Mỹ Obama và bà Aung San Suu Kyi

 

“Hoa Kỳ đang nỗ lực thiết lập một chính quyền, hay nói khác là một nền dân chủ thân Mỹ tại Myanmar để ngăn chặn bành trướng ảnh hưởng của Trung Quốc giống như những gì Bắc Kinh đang cố gắng đạt được ở khu vực châu Mỹ Latin sau khi gần đây TQ đã tổ chức một cuộc họp thượng đỉnh với sự tham gia của lãnh đạo các quốc gia Caribbean và châu Mỹ Latin (CELAC) ở thủ đô Bắc Kinh” – Đa Chiều – một tờ báo của cộng đồng người Hoa tại Mỹ nhận định.

 

Vào tháng 10 tới đây sẽ diễn ra các cuộc bầu cử tổng thống và nghị viện tại Myanmar, một trong những bước đi quan trọng tiến tới lộ trình dân chủ hóa thể chế chính trị tại đất nước đặc biệt này.

 

Giới chuyên gia cho rằng, vào thời điểm hiện nay, Myanmar đang phải đối mặt với nhiều vấn đề kể cả ở bên trong lẫn bên ngoài vì thực tế các nước lớn vẫn đang bằng cách này hay cách khác muốn xác lập ảnh hưởng của mình lên thể chế điều hành ở nước này.

 

Trong tuần qua, chính quyền Mỹ đã đưa đến Myanmar một phái đoàn nhân quyền đặc biệt để tiến hành các cuộc thảo luận về chủ đề nhạy cảm này vói giới lãnh đạo Myanmar.

 

Theo nhận định của Đa Chiều, mặc dù là phái đoàn làm việc mang tính chất dân sự là chủ yếu nhưng đoàn công tác đến Myanmar lần này cũng có cả các quan chức cao cấp của Bộ tư lệnh Thái Bình Dương quân đội Mỹ.

 

Các quan chức quân sự của Hoa Kỳ này cũng đã thực hiện một chuyến thăm đến khu vực Myitkyina – thủ phủ của vùng đất Kachin để tìm hiểu cặn kẽ nguyên nhân và thực trạng của các cuộc xung đột vũ trang đang diễn ra ở khu vực này với sự bảo trợ của phái đoàn thanh tra nhân quyền.

 

Hôm 12/1/2015 vừa qua lực lượng vũ trang của chính quyền Myanmar đã tham gia vào một cuộc giao chiến với các tay súng du kích người dân tộc thiểu số ở Kachin ở phía Tây sông Salween khiến số lượng thương vong ở mỗi bên lên đến hàng chục người.

 

Theo thông tin của Đại sứ Hoa Kỳ tại Myanmar - Derek Mitchell, các cuộc đàm phán về nhân quyền giữa chính quyền Mỹ và Myanmar đã được tiến hành trong các ngày từ 11 đến 15/1/2015 tại thủ phủ Naypyidaw.

 

Trợ lý ngoại trưởng Mỹ phụ trách vấn đề dân chủ, nhân quyền Tom Malinowski là người được cho là quan chức dẫn đầu, phụ trách phái đoàn của Mỹ trong các cuộc đàm phán với giới chức Myanmar.

 

Đặc biệt hơn cả là trong số các quan chức Mỹ có cả Tướng Anthony Crutchfield – Phó tư lệnh Bộ tư lệnh Thái Bình Dương, quân lực Hoa Kỳ và Thứ trưởng quốc phòng phụ trách khu vực Đông Á - David F Helvey cũng đã cùng tham gia đàm phán.

 

Kế hoạch xây thể chế thân Mỹ ở Myanamar của Tổng thống Obama

 

Theo một số phân tích, truyền thông Mỹ tỏ ra khá im lặng về chuyến thăm Myanmar của các tướng lĩnh, quan chức phụ trách quốc phòng của nước này đến Myanmar.

 

Hãng tin lớn nhất của Mỹ là AP chỉ đưa một chút thông tin vỏn vẹn trong vài dòng nói rằng “Tướng Anthony Crutchfield- Phó tư lệnh Bộ tư lệnh Thái Bình Dương sẽ tham gia đối thoại, gặp gỡ các đại diện cao cáp của quân đội Myanmar để thảo luận về vấn đề cải cách quốc phòng”.

 

Trước khi tiến hành các cuộc đối thoại về nhân quyền, tướng Anthony Crutchfield và các sỹ quan cấp cao của quân đội Myanmar đã thực hiện chuyến thăm quan trọng đến Myitkyina như đã đề cập ở trên.

 

Ông Anthony Crutchfield cũng đã tiến hành gặp gỡ các thành viên quan trọng nhất của Hội đồng tham mưu quân đội Myanmar, tư lệnh quân khu Myitkyina cùng nhiều sỹ quan chủ huy cấp lữ đoàn của nước này.

 

Trong các cuộc tiếp xúc này, các tướng lĩnh của Myanmar đã thông báo vắn tắt với quan chức Mỹ về tình hình xung đột giữa quân chính phủ và lực lượng quân du kích người Kachin cũng như báo cáo về việc các binh sỹ Myanmar sau khi được quân Mỹ huấn luyện đã quay trở lại chiến trường tiếp tục chiến đấu.

 

Đa Chiều cho hay, một nguồn tin giấu tên cho biết mục đích của chuyến thăm đến khu vực miền Bắc Myanmar của giới chức Mỹ là nắm, kiểm soát được tình hình khu vực, thông qua đó cho thấy ý định của Mỹ là kiểm soát, tạo ảnh hưởng được ba thế lực hiện nay ở Myanmar gồm: quân đọi, Liên đoàn vì dân chủ của bà Aung San Suu Kyi's (NLD) và cả lực lượng phiến quân du kích ở Kachin.

 

Nhiều chuyên gia dự báo rằng, các cuộc bầu cử sẽ diển ra vào tháng 10 tới ở Myanmar sẽ là bước ngoặt lớn đối với chính quyền và xã hội nước này.

 

Nhiều khả năng lực lượng quân đội Myanmar cũng có thể bị thuyết phục để ủng hộ thay đổi hiến pháp, cho phép bà Aung San Suu Kyi tham gia tranh cử tổng thống để hoàn thành phần cuối cùng của việc hình thành nên một chính quyền dân chủ thân Mỹ ở Myanmar.

 

Bình luận giấu tên cho biết: Mỹ rất quan tâm đến kế hoạch hỗ trợ Myanmar để xây dựng nước này thành một mô hình dân chủ có thể để “các quốc gia láng giềng” tham khảo.

 

Trong khi đó, tờ Đa Chiều nói thẳng rằng “các quốc gia láng giềng” ở đây không ai khác đó là ám chỉ Trung Quốc.

 

Giới chuyên gia cho rằng một khi quân đội Myanmar sẵn sàng ủng hộ sửa đổi hiến pháp thì chính quyền Mỹ có thể sử dụng sức ép của mình ép quân chính phủ và lực lượng du kích dừng xung đột.

 

Hiện nay, các đường ống dẫn dầu chuyển năng lượng từ Myanmar lên đất Trung Quốc là một trong 4 nguồn dầu mỏ nhập khẩu lớn nhất đối với Bắc Kinh. Các tuyến đường này chỉ nhỏ hơn về quy mô so với các dự án Trung Quốc- châu Á, Trung Quốc – Nga và hệ thống mạng lưới khai thác dầu dưới biển.

 

Hệ thống đường ống dẫn dầu mỏ từ Myanmar cho phép chuyển dầu từ Nam Á lên lục địa Trung Quốc mà không cần đi quan khu vực Eo Biển Malacca.

 

Một khi Mỹ thành công trong việc thiếp lập chính quyền mới thân Washington tại Myanmar thì TQ sẽ đứng trước nguy cơ đổ bể các dự án chiến lược, đặt Bắc Kinh vào tư thế bị tổn thương lợi ích nghiêm trọng.

 

Myanmar đối với Trung Quốc là một khu vực chiếm vị trí chiến lược cực kỳ quan trọng, đặc biệt là trong kế hoạch xây dựng “Con đường tơ lụa trên biển thế kỷ 21” của ông Tập Cận Bình đề ra.

 

Tờ Đa Chiều nhận định, Hoa Kỳ chắc chắn là đang cố gắng lôi kéo Myanmar bước chân ra khỏi quỹ đạo ảnh hưởng của Trung Quốc và thậm chí là ASEAN.
DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Nga 'tố' Ukraine tấn công ngay trước Ngày Chiến thắng (09-05-2024)
    Campuchia nói về sự hiện diện của 2 tàu chiến Trung Quốc ở quân cảng Ream (09-05-2024)
    Iran cảnh báo thay đổi học thuyết hạt nhân nếu sự tồn tại bị Israel đe dọa (09-05-2024)
    Ukraine lo sợ Nga sẽ tiến sâu vào trung tâm nếu giành được Chasiv Yar (09-05-2024)
    Nga dọa phản công nếu Mỹ-Nhật Bản 'lấn tới' ở Viễn Đông, cảnh báo Tokyo về yêu sách lãnh thổ (09-05-2024)
    Những lãnh đạo nước ngoài tham dự lễ duyệt binh mừng Ngày Chiến thắng ở Nga (09-05-2024)
    Cuộc không kích lớn nhất trong nhiều tuần của Nga nhằm vào lưới điện Ukraine (08-05-2024)
    Pháo binh Ukraine vừa bắn vừa chạy do bị UAV Nga truy đuổi (08-05-2024)
    Italia cảnh báo ông Zelensky (08-05-2024)
    Mỹ dừng giao vũ khí do lo ngại Israel tấn công toàn diện vào Rafah (08-05-2024)
    Quốc gia thành viên NATO tuyên bố muốn gửi quân tới Ukraine (08-05-2024)
    Vì sao Abrams vắng bóng trong các trận tăng chiến trực diện ở Ukraine? (08-05-2024)
    Nga 'đón đường' tập kích sân bay dành cho F-16 và 3 nhà máy điện của Ukraine (08-05-2024)
    Mỹ và Đức lên tiếng về việc Nga tập trận hạt nhân chiến thuật để 'đáp trả phương Tây' (07-05-2024)
    Nam Phi lật lại vụ hỏa hoạn kinh hoàng, hé lộ sự thật chấn động (07-05-2024)
    Chủ tịch Trung Quốc phản đối một hội nghị hòa bình Ukraine đơn phương (07-05-2024)
    Chuyện gì xảy ra sau khi nhiệm kỳ tổng thống của ông Zelensky kết thúc vào ngày 20/5? (07-05-2024)
    Ông Putin tuyên thệ nhậm chức Tổng thống Nga (07-05-2024)
    Vụ đường ống Dòng chảy phương Bắc bị phá hoại: Nga bất ngờ 'gọi tên' Mỹ, nhắc tới Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (07-05-2024)
    Nóng: Ông Putin ra lệnh tập trận vũ khí hạt nhân chiến thuật (06-05-2024)

Các bài viết cũ:
    Pháp mất đoàn kết, chuyển sang chia rẽ vì Charlie Hebdo (19-01-2015)
    Phần 2: Ai là “quân sư” được Tập Cận Bình tin tưởng nhất? (19-01-2015)
    Vì sao Trung Quốc chủ trương xích lại Triều Tiên? (19-01-2015)
    Cuống cuồng lo khủng bố, EU “bỏ rơi” Ukraine? (19-01-2015)
    Afghanistan: Quân đội Mỹ rút, những gì còn lại? (18-01-2015)
    Ukraine hình thành từ Nga và lụi tàn bởi... (18-01-2015)
    Kinh tế châu Âu: họa đơn, họa kép (18-01-2015)
    Nga “dụ” quan hệ tốt đẹp với Hy Lạp, nếu rời EU (18-01-2015)
    Giải mã Tập Cận Bình-phần 1: Quan hệ họ Tập và họ Lý? (18-01-2015)
    Tổng thống Pháp: 'Người biểu tình không hiểu thông điệp Charlie Hebdo' (18-01-2015)
    Lời giải nào cho Nga và Mỹ trong cuộc chiến giá dầu? (17-01-2015)
    Châu Âu và vấn đề Hồi giáo (17-01-2015)
    Hậu tuần hành Paris: Mỹ khôn ngoan khi... vắng mặt? (17-01-2015)
    Khối 7 cường quốc “vỡ trận” trước Nga? (17-01-2015)
    Nếu Eurozone không còn Hy Lạp (17-01-2015)
    Lý do Đức không mời Tổng thống Nga dự Hội nghị G7? (16-01-2015)
    Lại thêm một ấn phẩm châm biếm Đạo hồi tại Pháp (16-01-2015)
    Điểm nóng nhất của thế giới đa cực (16-01-2015)
    EU tung đòn khiến Nga choáng váng (16-01-2015)
    "Nga nên phát triển mạnh quan hệ với Ấn Độ, Nhật Bản, Việt Nam" (16-01-2015)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 152969707.